GIÁ TRỊ BỀN VỮNG

* Trời không triệt hết đường của con người.
* Một học giả cao quý sau khi bị đánh đổ có thể sinh tồn tiếp trong một chuồng bò, ở trong chuồng bò vẫn có thể phát ra lời ca tiếng hát tự do.

Một trong những phẩm cách vĩ đại nhất của loài người chúng ta là phẩm cách tự lập tự trợ, mỗi người đều có thể có sẵn tinh thần độc lập tự chủ. Ở ÐÂY, MỨC ÐỘ KIÊN NHẪN của con người hầu như là vô hạn.
Sự kiên nhẫn của thể xác và sự kiên nhẫn của tinh thần đều như
thế cả.
Chính vì lẽ đó, trong hoàn cảnh không biết dựa vào ai, người ta có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, bất kể là hoàn cảnh tự nhiên hay hoàn cảnh xã hội.
-Trời không triệt hết đường của con người!
-Con người vừa có thể sinh tồn ở Nam cực giá lạnh, cũng có thể sống ở xích đạo hết sức nóng; có thể vật lộn với phong ba bão táp, sóng dữ trên đại dương, có thể tự do đi lại trên đỉnh núi cao, sấm vang chớp giật, mưa to xối nước, cũng có thể một thân một mình sáng tạo ra điều kiện sống, sống hàng mấy mươi năm trên ốc đảo hoang vu không bóng người. Một học giả cao quý sau khi bị đánh đổ có thể sinh TỒN TIẾP TRONG MỘT CHUỒNG BÒ. Ở trong chuồng bò vẫn có thể phát ra lời ca tiếng hát tự do.
-Con người trong quá trình không ngừng thích nghi với tự nhiên và với mọi hoàn cảnh xã hội phức tạp, mài sắc nghị lực và kiên nhẫn từ đó tự mình trở nên kiên cường vô địch. Trong hoàn cảnh mở mắt nhìn không thấy người thân, cô lập hoàn toàn, anh ta có thể vui vẻ sống và phấn đấu không ngừng.
-Có người nói khi Napoleon có đầu óc điềm tĩnh nhất, tinh thần kiên cường nhất, quyết đoán thần kỳ nhất chính là lúc ông ta bị lâm vào chốn hiểm nguy không lối thoát.
-Không biết bạn đã từng đọc ?Robinson Cruxo?
-Defoe đã cho chúng ta một điển hình vĩ đại. Robinson xuất thân từ một gia đình danh giá, không cam tâm sống trong tổ ấm bình thường trong nước để kiếm tiền làm giàu, ông khát khao ngành hàng hải, khát khao giương cánh buồm sinh mệnh đến nơi xa xôi và tầm cao mà mình có thể tưởng tượng tới. Thế là hết lần này đến lần khác ông đã đi biển. Lần sau cùng, tàu của ông trên đường đi gặp bão táp, tàu chạm đá ngầm đã lật đắm, mọi người trên tàu đều bị chôn vùi xuống đáy đại dương, duy chỉ có Robinson may còn sống sót, chỉ một thân một mình trôi dạt vào một ốc đảo hoang.
-Ðứng trên ốc đảo hoang, Robinson ngẩng nhìn lên mặt trời một cách lặng lẽ như trong địa ngục, xua đuổi hết bi quan và thất vọng, chiến thắng hoang vắng và cô độc. Trên đảo nhỏ vừa cất dựng lều lên để ở, săn bắt động vật hoang dã để ăn và uống nước khe suối.
-ở trên đảo, ông đã làm lụng mọi việc như trồng cây, chăn nuôi và làm ra mọi thứ cần thiết của mình. Ông thậm chí một phút cũng không bỏ hy vọng rời ốc đảo để trở về nước Anh, ông mất nửa năm trời bỏ hết sức bình sinh chặt ngã một cây to làm thành một chiếc thuyền độc mộc, nhưng vì thuyền quá nặng nề không có cách nào lôi kéo xuống nước được, phí hết mọi công sức, đành phải làm một chiếc thuyền nhỏ khác.
-Qua 28 năm một thân một mình phấn đấu gian khổ, Robinson đã chiến thắng thiên tai, cải tạo môi trường. Ông đã cứu được một người bản xứ thoát khỏi đám người man rợ hung ác, thu phục làm người đầy tớ của mình đặt tên là ?Thứ sáu? (Friday). Về sau, có một chiếc tàu Anh neo đậu ở gần hoang đảo, ông đã giúp thuyền trưởng ngăn chặn được các thủy thủ nổi loạn, và đã đáp tàu trở về nước Anh.
-Robinson đã cho bạn những gợi ý gì?
-Một con người đứng giữa trời đất như thế, chỉ dựa vào đôi bàn tay không, một cái đầu thông tuệ, đã có thể coi thường mọi thứ, đã có thể tạo ra tất cả từ số không, đã có thể coi thường đại dương mênh mông ở xung quanh, không sợ sóng dữ cuồn cuộn ngút trời, bạn có thể chèo lái nó được chăng? Chỉ cần bạn bằng lòng.
-Giữa bằng lòng và không bằng lòng cách nhau một khoảng xa vời vợi.
-Có một chàng sinh viên, sau khi tốt nghiệp đến làm thư ký cho một văn phòng của một sở ở tỉnh. Anh ta không quen nhìn những hành vi của thủ trưởng thường dùng ô tô cơ quan và thư ký đi làm việc riêng cho ông ta, mà thường bị ức hiếp. Anh ta không muốn chịu nỗi uất ức đó, bèn xin đổi công tác đến phòng ban khác. Lãnh đạo của sở làm khó dễ không cho anh ta chuyển. Ngay lập tức anh ta thu xếp hành lý quyết định không cần phải hồ sơ nữa, quăng bản báo cáo từ chức trên bàn làm việc của Giám đốc sở, nói lời chào ?Tạm biệt? và điềm nhiên ra đi.
-Trong túi khoác của anh ta bỏ một quyển ?Robinson Cruxo?, chỉ một mình đến Thâm Quyến.
-Trước tiên bắt đầu làm việc tại phòng tiếp nhận của một khách sạn.
-Xung quanh đều xa lạ, mọi việc đều xa lạ. Anh ta có sở thích đặc biệt biến cái xa lạ thành quen thuộc.
-Tất cả mọi thứ đều không thể ngăn cản nổi anh ta, thậm chí anh ta nói: thật không ngờ, còn lâu mới phải dùng đến tinh thần của Robinson, chỉ có sau thời gian nửa năm đến Thâm Quyến, anh ta đã sống rất thoải mái. Hai năm sau, anh ta lại vượt hào trở thành Phó tổng giám đốc của một xí nghiệp.
-Tất cả mọi năng lượng đều đến từ mục đích. Chỉ cần bạn có mục đích, có ý đồ cứng rắn không đạt mục đích thì chết không nhắm mắt được, bản thân bạn sẽ có thể đưa ra dũng khí, sức mạnh và trí tuệ phấn đấu, bất kể bạn cô đơn như thế nào cũng thế.
-Có thể bạn vì theo đuổi một mục đích cao xa hơn mà tự nguyện đặt mình vào chốn cô đơn, chịu đựng mọi thử thách của nỗi cô đơn.
Ðiều cơ bản nhất đương nhiên cũng là mãnh liệt nhất trong mục đích, chính là theo đuổi sinh tồn. Khi cuộc sinh tồn của bạn bị uy hiếp, dây sinh mệnh căng đến mức độ lớn nhất, sức mạnh và trí tuệ thường thường được khích động từ đây. Cho nên người ta đều nói ?lúc nguy sinh kế?. Con người khi cô đơn vô viện, uy hiếp phải chịu trước hết là sự uy hiếp sinh tồn. Chỉ có đem đặt việc thoát khỏi nguy cơ sinh tồn lên hàng đầu, lúc này sáng tạo môi trường sinh tồn sẽ trở thành động lực hàng đầu của bạn.
Sau đó, đã đứng vững chân mới có thể theo đuổi cải thiện môi trường phát triển, thực hiện sự nghiệp của mình.
Quá trình chiến thắng cô đơn phần nhiều đều kèm theo quá trình sáng tạo môi trường sinh tồn. Bởi vì sáng tạo môi trường sinh tồn trên thực tế cũng? bao gồm sáng tạo quan hệ giữa người với người, thoát khỏi cảnh ngộ cô lập.
Con người, xét đến cùng là động vật hợp thành quần thể, là động vật xã hội. Cô đơn không biết dựa ai chỉ là một cục diện gian nan tạm thời. Người ta không thể luôn đặt mình vào chốn cô đơn được mãi. Bất kể là từ việc tự thể hiện tâm lý làm người của con người hay là từ khía cạnh phát triển và thực hiện tự ngã để xét, bạn đều không thể cô đơn một cách ?triệt để?, bạn đều không thể yên tâm vào việc mãi mãi cô đơn, nhất là trong xã hội công nghiệp hóa.
Bạn không thể biểu hiện mình với những bức tường xung quanh, cũng không thể dốc hết tình cảm sinh mệnh của bạn với sàn nhà. Mà mỗi con người hiện đại vẫn luôn luôn có cái nén không nổi những xốc nổi muốn biểu hiện và thổ lộ ra. Có lẽ đây chính là mục đích vô hình của bạn nằm trong đó, là ý nghĩa cuộc đời của bạn nằm trong đó.
Bạn có thể nhẫn chịu đơn độc tác chiến có mục đích, có ý nghĩa lâu dài, nhưng một giây lát cũng không thể chịu đựng được sự cô đơn và trùng lập vô nghĩa.
Xã hội công nghiệp hóa đã nối liền con người ta lại thành một thể hoàn chỉnh, lâu đài văn minh vật chất đã tập trung vô số nền văn minh và trí tuệ. Bạn cô lập chỉ có thể đứng trông lâu đài mà than thở. Ở ÐÂY BẠN QUÁ BÉ NHỎ.
Cho nên, Robinson khát vọng thoát khỏi ốc đảo trở về với quê hương đất nước, cảm giác sinh mệnh của ông làm cho ông không thể cứ cô đơn như thế mãi đến cùng. Chỉ dựa vào ý chí tiến thủ và tài năng vĩ đại của cá nhân ông cũng không thể chống lại được sự hấp dẫn to lớn của nền văn minh công nghiệp toàn xã hội.
Bạn cuối cùng có thể tự nguyện rơi vào sự cám dỗ của nền văn minh công nghiệp. Nếu không thì bạn chính là thần linh hoặc là dã thú.
Hãy để chúng ta có phẩm cách kiên cường, chiến thắng cô đơn, đồng thời hãy để chúng ta ôm chằm lấy tình cảm đắm đuối giữa con người với nhau, dấn thân vào hoài bão của nền văn minh công nghiệp.
Như thế, bạn mới là một con người hoàn hảo.
* Không có một người thắng lợi nào tin theo cơ hội.
* Cơ hội ở ngay bên cạnh bạn, ở ngay trước mắt bạn, bọc ngay trong sức mạnh nhân cách của bạn.


"Không có cơ hội", "lỡ cơ hội rồi" - tất cả những người thất bại đều có thể dùng nó làm lời bào chữa cho thất bại của họ. Hầu như thành bại của đời người chỉ ở chỗ cơ hội có hay không.
"Có cơ hội hay không"
Cơ hội là có. Cánh cửa của cơ hội đều mở toang một cách công bằng đối với bất cứ mọi người. Cơ hội như là Nữ thần sinh mệnh, nắm chặt nó, điều khiển nó, dẫn dắt theo xu thế phát triển, biến đổi khác nhau theo thời gian, bạn sẽ là người thành công. Mặc cho số phận sắp đặt, mặc cho chìm nổi hưng suy, mặc cho cơ hội xuất hiện hoặc tiêu biến, bạn đều không hay không biết, không tranh không đấu, bạn chính là một kẻ ngây ngô dại dột, thành công và thất bại đối với bạn đều không có ý nghĩa, thế giới này đối với bạn cũng vẫn là một màu xám xịt. Coi thường số phận, coi thường thời thế đổi thay, bạn vẫn là một kẻ bướng bỉnh thậm chí hành động ngang ngược, bạn chính là cố ý thả mặc cơ hội, kết cục đời người của bạn có thể là vừa bi thảm, vừa cô đơn vắng vẻ.
- Lời khuyên răn nổi tiếng nhất của Tôn Trung Sơn: ?Dòng triều thế giới cuồn cuộn, người thuận chiều thì phát đạt, kẻ ngược chiều sẽ diệt vong?, hành vi quần thể cũng thế, hành vi cá thể cũng vậy.
Machiaweili trong ?Bàn về quân vương? đã viết: Có thể điều hòa sự cố gắng của mình vào trong thời thế biến đổi không lường hay không là mấu chốt quyết định quân chủ thắng bại. Hài hòa thống nhất với thời thế là vô cùng khó khăn. Loài người phần nhiều không thể làm thay đổi bản tính của nó, nhất là không thể tuyệt đối vứt bỏ cách làm thành công trước kia của họ, vì vậy rất nhiều người đều rơi vào trong nỗi bất hạnh không thể cùng điều hòa với thời thế biến đổi khôn lường. Vì thế Machiaweili kết luận như sau: ?Số phận dễ thay đổi, còn bản tính của con người thì khó thay, cho nên khi hai cái hợp nhau, con người gặp thời gặp vận; một khi hai cái ngược nhau thì người sẽ xúi quẩy?.
Cơ hội, vòng quái lạ của số phận luôn luôn chụp vào đỉnh đầu của bạn, bạn không thể nói là nó không có. Cho nên có người nói: Không có ai không gặp được cơ hội tốt, chỉ là nhiều người chưa tóm được nó mà thôi.
Nhưng, cơ hội vốn là không có. Bất kể lúc nào, bất kể ở nơi nào, chúng ta đều chưa từng được trông thấy một thứ gọi là cơ hội, cả đến có thể dùng tay để tóm lấy nó. Ai đã từng nghe nói ?tôi chính là cơ hội, bạn lại ôm chặt lấy tôi nhanh?? Người ta thường thường hay lải nhải mãi không thôi về cái ?cơ hội? này, nó vốn chỉ là một khái niệm không hình không bóng, không màu không sắc, mà không phải là một vật thật. Trên thực tế nó đối với bất cứ ai - người thành công, kẻ thất bại, người lỗi lạc, kẻ tầm thường đều không tồn tại.
Nietzsche có câu danh ngôn: Không có một người thắng lợi nào tin theo cơ hội.
Lý giải cơ hội là có và cơ hội là không có ra sao, điều đó mâu thuẫn thống nhất ở chỗ nào?
Câu trả lời tồn tại trong từng trang lịch sử của loài người, tồn tại trong từng kinh nghiệm của loài người. Mặc dù cánh cửa của cơ hội đối với mỗi người đều đang mở toang một cách công bằng. Nhưng nó chỉ chung tình với những người luôn luôn chăm làm, những người không ngừng cố gắng, những người dám thách thức với số phận. Cơ hội thường xuyên chiếu cố họ, không có cơ hội thì họ có thể tạo cơ hội. Còn tất cả những người ham muốn an nhàn, những người suốt ngày suy nghĩ lung tung ngồi chờ đợi thời cơ - ví như người nông dân cắm sào chờ nước đều là người bị cơ hội vứt bỏ, những người này luôn luôn không có cơ hội. Dù cho cơ hội ngẫu nhiên đến họ cũng không hay không biết, để cho nó lướt qua.
Cơ hội đại khái có chỗ giống như linh cảm của con người, có hay không có linh cảm sản sinh ở nơi bạn, thì có hay không có tích lũy tri thức, kinh nghiệm lâu dài và chuẩn bị tâm lý đón nhận nó. Như nhà học giả thời Minh-Thanh là Lục Phù Ðình có nói: "Trong nhân tính (tính người) đều có "tỉnh ngộ", cần phải bỏ công sức ra không ngừng thì đầu tỉnh ngộ mới trỗi dậy - Như trong đá đều có lửa phải gõ đập mãi không thôi thì ánh lửa mới xuất hiện?. Cơ hội đến, xem như bình thường, thành công như rất dễ dàng, trái lại rất gian nan, không trải qua cái lo lắng của người giẫm lên sắt nát mà giầy thì không có, đâu có không mất công sức mà có được"
Chỉ có "bỏ công bỏ sức không ngừng", "gõ đập mãi không thôi", thì cơ hội mới có thể mỉm cười với bạn.
Những người có thành tựu sự nghiệp lớn thường thường không phải là những con cưng của số phận, ngược lại là những đứa trẻ nghèo hèn vốn không có cơ hội, họ dựa vào bản thân mình để sáng tạo ra cơ hội. Lincoln sau khi được nhà trường dậy học không đầy một năm đã phải lao mình vào công việc để mưu cầu sinh tồn, lại trở thành Tổng thống xuất sắc của Mỹ - Mao Trạch Ðông, con trai một nông dân sinh tại một thôn ở vùng núi hẻo lánh lại thành tinh anh của nhân loại. Trên thế giới có bao nhiêu nhà buôn kếch xù, họ vốn xuất thân từ nơi ngõ hẻm.
Cơ hội chỉ tồn tại trong sáng tạo. Alecxanđrô sau khi đánh thắng một trận, có người hỏi ông: ?Giá như có cơ hội, ông có muốn lại tấn công vào một thành ấp nữa không?" Ông nghe xong liền hét lên: ?Cơ hội nào? Ðâu có cơ hội? Ta đã sáng tạo ra cơ hội!?
Bất kể lúc nào bạn vừa không phải than vãn sinh ra không gặp thời, không có cơ hội, càng không phải than vãn lỡ cơ hội. Thành công đối với bạn, bất cứ lúc nào đều không phải là quá muộn. Bạn biết Morse 41 tuổi mới bắt đầu hứng thú với khoa học, ông lại trở thành nhà phát minh điện báo. Nhà phát minh xe lửa Stephenson 17 tuổi thoát khỏi nạn mù chữ! Hoàng-Phủ Bật lúc 20 tuổi mới bắt đầu nghiên cứu học vấn, đến khi trung niên thì mắc bệnh thấp khớp mới bắt đầu đi sâu nghiên cứu y học lại trở thành một danh y thời Ngụy Tấn.
Chỉ cần bạn phấn đấu không mệt mỏi, cơ hội ở ngay bên cạnh bạn, ở ngay trước mắt bạn, ẩn ngay trong sức mạnh nhân cách của bạn. Cũng giống như quả dưa hấu to lớn đã ẩn náu trong cái hạt dưa hấu nhỏ bé này.
Nếu như bạn luôn luôn thở vắn than dài, buồn trời oán người, kêu ca không có cơ hội, hối hận đã bỏ lỡ cơ hội, thì bạn sẽ có thể vĩnh viễn đặt mình ở bờ bên kia của cơ hội, cơ hội vẫn luôn cách ly với bạn, bạn chỉ có thể để tiêu phí những năm tháng đáng tiếc dưới gầm trời xám xịt nặng nề.
Nếu như bạn luôn luôn suy nghĩ lung tung, hòng mong ngóng có một ngày nào đó vận may sẽ đột nhiên đến với bạn thì sự chờ đợi này có thể suốt đời đi theo bạn cho mãi tới lúc cùng bạn đi vào nấm mồ mới thôi.
Nếu như bạn luôn tưởng là cơ hội ở nơi khác, ở tận nơi xa vời, cơ hội ở trên thân người khác, như thế thì bạn có thể thường để ngắt một bông hồng ở nơi xa xôi mà giẫm nát những bông cúc ở dưới chân. Ðến phút chót bạn vẫn là một cái làn không.
Xét đến cùng, tất cả mọi hối hận "bỏ lỡ cơ hội" của bạn, tất cả mọi kêu ca ! không có cơ hội? của bạn đều không có chút ý nghĩa gì cả.
- Cơ hội luôn luôn có, bất cứ lúc nào bạn đều có thể gặp được nó; cơ hội vốn là không có, chỉ có thể chính bạn sáng tạo ra nó.
Càng là người chỉ muốn thành công và có lợi ngay càng không dễ dàng thành công và có lợi. Không có ai bất chấp liêm sỉ, bán rẻ linh hồn lại có thể có được niềm vui sướng chân chính.
. Chúng ta sống lâu muôn tuổi trong thời gian cảm giác.
Chỉ muốn thành công và có lợi ngay, điều đó có nghĩa là bức bách theo đuổi hiệu ứng ngắn ngủi mà không quan tâm đến ảnh hưởng lâu dài, theo đuổi lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến đạo lý căn bản.
Nếu như bạn là người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, chắc chắn tầm nhìn sẽ ngắn, đeo kính cận nhìn theo thành công và lợi lộc. Chỉ nhìn thấy tình huống trước mắt, chỉ nhìn thấy phúc họa lành dữ bề ngoài, chỉ nhìn thấy giàu nghèo được mất tạm thời. Ðau đầu thì chữa đầu, đau chân thì chữa chân là phương thức hành vi nhất quán của bạn. Ðể chữa khỏi đầu mà không quan tâm đến chân, để chữa khỏi chân lại có thể không quan tâm đến đầu. Ðể thoát khỏi cảnh khó khăn, bạn có thể bất chấp lợi ích tương lai, để mong được cái sảng khoái nhất thời, bạn lại lấy cái đau khổ lâu dài làm giá phải trả, để thoát khỏi cảnh nghèo khó tạm thời, bạn có thể phải trả cái giá của nhân cách.
Nếu như bạn chỉ muốn thành công và có lợi ngay, chắc chắn tâm tình hẹp hòi, không có chí lớn trong lòng. Luôn là mù quáng chạy theo thế tục, đầu mọc trên cổ người khác, người ta nói quân nhân là mốt thì bạn tìm cách mặc lên bộ quân phục. Người ta nói văn bằng quan trọng thì bạn lập tức đi chạy văn bằng. Người khác nói xuống biển kiếm tiền, thì bạn giống như con kiến nằm trên chảo nóng, lập tức cắm đầu đi xuống biển.
Bạn căn bản bất chấp việc người phải làm gì để nên người. Nào là nhân cách và đức hạnh ư, nào là ranh giới cuộc đời ư, nào là giữ phẩm hạnh, linh hồn ư, tốt đẹp ư, đối với bạn đều không đáng một xu. Bạn tưởng là người ta sinh ra ở đời, chỉ có ăn ngon mặc đẹp, chơi nhiều vui nhiều mới sẽ là tốt đẹp, mới là hiện thực, mới chính là giá trị. Thế là để đạt được ăn mặc vui chơi đều tốt, bạn có thể không từ mọi thủ đoạn, bất chấp liêm sỉ, bán rẻ linh hồn.
Song, sự việc trên đời này cũng thật kỳ lạ, càng là người chỉ muốn thành công và có lợi ngay càng không dễ gì đạt được thành công và lợi lộc, không có một ai bất chấp liêm sỉ, bán rẻ linh hồn lại có thể nhận được niềm vui sướng chân chính.
Bất kể người chỉ muốn thành công và có lợi ngay như thế nào vẫn luôn trố đôi mắt của ?kẻ tham không biết chán? để chằm chằm nhìn vào hai chữ danh lợi. Nhưng danh lợi đối với bạn giống như một nhà triết học phương Tây đã từng nêu ra một ví dụ, nó giống như một miếng thịt treo ở phía trước càng xe đối với người đánh xe. Người đánh xe luôn muốn tóm lấy miếng thịt đó, nhưng vẫn tóm không được. Bất kể bạn kéo chiếc xe nhanh đến bao nhiêu, miếng thịt kia trước sau đều ở phía trước càng xe của bạn, trước sau đều không tóm được vào tay bạn. Bạn suốt ngày vắt óc, luôn luôn chờ dịp đầu cơ trục lợi, mà còn vội vàng tất tưởi, mồ hôi nhễ nhại, khổ sở đến cuối cùng vẫn chẳng có một cái gì. Bạn vẫn là công không thành, danh không toại, lợi lộc cũng không.
Nói chung người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, tuy so với người mơ ước viển vông nói ở trước có đường đi đặc biệt, nhưng đều gặp nhau. Gặp nhau ở hai điểm, một là mọi việc không thành, hai là không có hạnh phúc đáng nói, chỉ uổng công bận rộn một phen. Người muốn thành công và có lợi ngay không thể có thành tựu gì về sự nghiệp, bởi vì bạn vốn đã không có theo đuổi lâu dài gì, không có chí hướng đạt thành tựu sự nghiệp gì, toàn bộ sức lực của bạn, toàn bộ thời gian và toàn bộ sinh mệnh đều vô hình tiêu tán trong hành vi ngắn ngủi của bạn, tiêu tán trong việc làm phù phiếm nông cạn. Bạn có thể được lợi nhất thời, nhưng bạn phải trả ra quá nhiều, cái được cuối cùng chẳng bõ bèn gì. Hơn thế, bạn sống quá vất vả, cho nên bạn không có được niềm vui và hạnh phúc chân chính.
Chẳng lẽ niềm vui và hạnh phúc trước tiên không phải là một vẻ đẹp của tâm linh và bình yên của linh hồn chăng?
- Tất cả những người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, bất kể là sự nôn nóng của lớp trẻ, cấp tiến của lớp trung niên và cấp bách của người già không có ai không như thế: không thành công, không có lợi lộc, không hạnh phúc.
Từ đó ta thấy, đức thánh Khổng nói chẳng sai: "Dục tốc bất đạt".
Vì sao phải chỉ muốn thành công và có lợi ngay?
Tâm lý bức bách sản sinh đối với thành công và lợi lộc, xét đến cùng không có đạo lý cơ bản thông tới sinh mệnh. Bạn cho rằng việc lớn nhất trong đời người là vớt vát danh vọng và kiếm tiền, hạnh phúc đời người cao nhất chính là có danh tiếng và tiền tài. Nhưng lại không biết rằng chúng ta đến với đời, thân thể của bản thân chúng ta không nên bị lòng mình nô dịch, lòng chúng ta cũng không nên luôn luôn nô dịch thân thể của bản thân mình. Lòng mình luôn trói buộc thân mình, thì lòng dạ đó cũng quá hẹp hòi. Ðứng trước danh lợi nên siêu thoát một chút, đạm bạc một chút thì đã không tự do tự tại trên trời cao biển rộng đó sao? Nhận được thể xác và tinh thần tự do lành mạnh, phát huy đầy đủ sức mạnh cao nhất trong lòng chúng ta, biểu hiện rõ ràng tính cách bẩm sinh tốt đẹp nhất của chúng ta, đây chẳng lẽ không phải là sự việc quan trọng nhất trong đời chúng ta sao?
Giả sử chúng ta có thể thoát khỏi sự cám dỗ của danh lợi trước mắt, hãy để cho linh hồn của chúng ta yên bình, tinh thần thoải mái, cùng với thần tính nội tại của loài người - thần tính vĩnh viễn không chết, vĩnh viễn không bệnh tật, vĩnh viễn không phạm tội giữ được hài hòa, thế thì đáng được hiệu suất sinh mệnh vĩ đại biết mấy! Thế thì đáng được hạnh phúc đời người cao cả biết mấy! Nhiều vĩ nhân đã từng mãnh liệt hướng về như thế, chẳng lẽ bạn lại không hướng về điều đó chăng?
Mark Twain có một câu nổi tiếng:
"Hãy để chúng ta nhận sự cám dỗ,
Hãy để chúng ta không nhận sự cám dỗ".
Tự do lành mạnh của thể xác và tinh thần phải là sự cám dỗ cao nhất của đời người, nó là cái cần có của bản thân chúng ta, giây lát cũng không thể xa rời, chúng ta có thể nhận cám dỗ để có được nó. Công danh lợi lộc vốn không thuộc về những cái của bản thân chúng ta, nó vừa không ở trong lòng chúng ta, cũng không ở trong thể xác của chúng ta. Có nó và không có nó đối với sự tồn tại thể xác và tinh thần của chúng ta thật ra không phát sinh ảnh hưởng tất nhiên trực tiếp. Cần gì phải trả giá của nhân cách để vội vàng giành lấy?
Ðiều này của bạn chẳng phải là luận điệu cũ rích của cái gọi là quân tử biết nghĩa, tiểu nhân biết lợi đã lỗi thời đó sao? Chẳng phải chính là lời của Ðổng Trọng Thư nói nào là "người nhân nghĩa phải chính đạo không cầu lợi phải tu lý mà không vội thành công" lập lại điệu cũ đó sao?
- Thực ra, cũ thì cũ đấy, nhưng không nhất định là đã lỗi thời.
Nền văn hóa phương Ðông của chúng ta chính là như thế đấy, quyết không thể làm tổn hại điều nghĩa để cầu lợi, bỏ nghĩa để tham công danh. Chúng ta vẫn luôn theo đuổi điều căn bản làm người của con người, quyết không bỏ cái gốc để cầu cái ngọn.
Nhưng, chúng ta từ trước đến nay không phải là người không ăn uống ở nhân gian. Chúng ta biết, tất cả mọi việc làm của nhân loại xét đến cùng đều là những hành vi mưu cầu lợi ích. Lý tưởng cuối cùng của chúng ta không có cái nào không đặt ở đi tìm lợi ích.
Nhưng, cái gọi là "lợi ích" của chúng ta, thật ra không phải chỉ một phía, thật ra không phải chỉ cần béo phệ mà bất chấp đến dưỡng tâm, hoặc chỉ biết thích thú mà bất chấp dưỡng thân, mà là theo đuổi đối với giá trị tổng thể của đời người. Cũng thật ra không phải là vẻ bề ngoài tạm thời, chúng ta theo đuổi lợi ích căn bản lâu dài. Ðương nhiên chúng ta biết tất cả mọi việc làm trước mắt đối với tương lai có ý nghĩa gì, chúng ta cũng không bỏ qua lợi ích trước mắt, nhưng nhất định để lợi ích trước mắt phục tùng lợi ích lâu dài, điều đó có khác về chất so với người chỉ muốn thành công và có lợi ngay.
Chúng ta theo đuổi cái bất hủ của tinh thần, chúng ta hoàn toàn coi trọng thời gian cảm giác. Trong cảm giác của chúng ta, sinh mệnh là tốt đẹp, cuộc đời là tốt đẹp. Chúng ta theo đuổi cuộc đời tốt đẹp một cách vững vàng thiết thực.
Trong thời gian cảm giác, chúng ta sống lâu muôn tuổi.
Còn thời gian vật lý chỉ làm một hệ số tham khảo của chúng ta. Con thuyền sinh mệnh mặc dù buộc chặt vào đây, nhưng thật ra nó không thể trực tiếp phản ánh giá trị của đời người. Năm sống của chúng ta tuy khó đầy một trăm năm, nhưng có người thậm chí chỉ một chốc lát ngắn ngủi lại tỏa ra ánh hào quang xán lạn.
Hãy vứt bỏ ý muốn thành công và có lợi ngay hãy đưa mắt nhìn về tương lai và chắc chắn thiết thực hơn, như thế thì chúng ta sẽ mãi mãi trẻ trung.
Càng chán ghét cái dung tục ở gần mà mơ ước viển vông cao xa, bạn lại càng lún sâu vào cái dung tục ở gần, còn cái cao xa thì mãi mãi vẫn cứ cao xa đối với bạn.
. Mọi việc lớn trên đời đều phải làm từ việc nhỏ. Theo các bậc thánh suốt đời không làm việc lớn thì lại có thể thành việc lớn.
Nếu như bạn mơ ước viển vông? thì về phương pháp điều khiển cuộc đời đã phạm một sai lầm lớn. Bạn tưởng là có thể không phải qua quá trình mà giành ngay được điểm cuối cùng, không từ dung tục mà đạt thẳng tới thanh cao, bỏ qua những cái nhỏ bé mà đi thẳng tới rộng lớn, nhảy qua những cái gần ngay trước mắt mà đi thẳng tới nơi xa xôi.
Kết quả chỉ là một giấc mộng đẹp hoàng lương. Có lẽ bạn làm nên giấc mộng này được khá dài, trong mộng mê mê mẩn mẩn, trằn trọc. Lúc thì bạn giống như tâm thần tuôn ra như suối, trước tác cao bằng người, làm nhà học giả tầm cỡ thế giới. Lúc thì của cải ùn ùn đến, trở thành trùm tư bản lưng dắt bạc triệu. Lúc thì đường quan trường tốt đẹp, làm đến Quốc vương, trở thành Tổng thống.
Một tiếng rao ?bán đậu phụ nóng? ngoài cửa sổ đã phá tan giấc mộng đẹp của bạn, khi tỉnh dậy bạn vẫn như cũ. Không những các trước tác không cao bằng người, chẳng làm nên học giả tầm cỡ thế giới, đến cả bài văn đậu phụ cứng không thèm nhìn ngó đến của bạn cũng chẳng phát biểu nổi vài bài. Không những không có của cải ùn ùn đến, chẳng làm nên trùm tư bản bạc triệu, đến tiền gửi nhà trẻ của con bạn cũng còn phải đợi 10 ngày sau đến cái túi lương lép kẹp để móc. Ðường quan trường cũng chẳng mấy tốt đẹp, không phải là Quốc vương, cũng chẳng làm Tổng thống, cái chức phó ban đã 3 năm rồi đến nay vẫn còn chưa được nâng lên chánh.
Bạn làm sao được phép thần của số mệnh? Bạn có nhảy thoát khỏi vòng quái lạ của cuộc đời được không?
- Bạn càng là chán ghét cái dung tục ở gần mà mơ ước viển vông cao xa, bạn lại càng lún sâu vào cái dung? tục ở gần. Còn cái cao xa thì mãi mãi vẫn cứ cao xa đối với bạn.
Tại sao?
Có thật là phép thần của số mệnh đè bẹp bạn, đã hạn chế bạn không? Bạn quả nhiên trong số mệnh chỉ có gạo tám đấu, đi khắp thiên hạ cũng không đầy một thưng phải không?
Tuyệt đối không phải như vậy.
Bạn, tâm tính kiêu căng, mục tiêu cao xa, lập chí rộng lớn, cố nhiên là rất tốt. Nhưng bạn không muốn cày cấy, chỉ muốn gặt hái, làm sao nên được? Bạn chỉ có đại chí trống rỗng mà lại không muốn vì thực hiện lý tưởng bỏ ra sức lao động cần cù, trả giá tương đương, như thế thì ?lý tưởng? kia mãi mãi chỉ có thể là suy nghĩ vớ vẩn, cái đó không đáng một xu.
Cái hỏng chủ yếu của người mơ ước viển vông là ở chỗ không sát thực tế, vừa thoát ly hiện thực, lại thoát ly bản thân mình. Bạn vẫn luôn là cái này nhìn không quen, cái kia cũng nhìn không quen. Hoặc tưởng là tất cả mọi cái xung quanh đều làm khó cho bạn, hoặc bạn không thèm đếm xỉa đến tất cả ở xung quanh. Suốt ngày bất mãn trong lòng, cho rằng chỗ này cũng không hợp lý, chỗ kia cũng không công bằng. Trương Tam không được Lý Tứ cũng chẳng ra làm sao. Chỉ có mình là tài ba hơn người - không thể nhìn thẳng vào chính mình, không có cái tự mình hiểu lấy là những đặc trưng nổi bật của những người hay mơ ước viển vông. Bạn nên cân nhắc mình có bao nhiêu tài, có bao nhiêu năng lực. Gật gù đắc ý với một chút thành tích cỏn con về một phương diện nào đó của quá khứ, từ trước đến nay lại không hay biết mình có khiếm khuyết gì, vẫn lại lấy cái mạnh của mình đi đấu với cái kém của người. Thế là trong lòng chỉ có hình tượng to cao của mình, từ không lo lắng không biết đến người mà chỉ lo người khác không biết đến mình. Ngày lại qua ngày, năm này qua năm khác vẫn luôn ôm ấp cảm giác có tài mà không gặp may, ôm ấp cảm giác không có đất
dụng võ.
Thoát ly hiện thực sẽ chỉ có thể sống trong hư ảo, thoát ly bản thân lại chỉ có thể gặp phải kim cương biến dạng vô cùng phóng đại. Không có nền móng vững chắc, chỉ có lầu các trên không, chỉ có ảo ảnh. Không có bản lĩnh và tài năng chân chính, chỉ có ba hoa khoác lác và khoe khoang lên đến trời. Không có phương án và biện pháp xác thực có thể tiến hành, chỉ có suy nghĩ quàng xiên rỗng tuếch.
- Cái đó là khúc dạo đầu hình thành bi kịch cuộc đời của người mơ ước viển vông.
Thứ hai là người mơ ước viển vông đều là những anh chàng lười, sợ khổ, tinh thần uể oải, từ tinh thần đến hành động đều lêu lổng, ham chơi ghét làm, tham hưởng thụ. Thậm chí bạn trong lòng còn khinh thường những người khắc khổ siêng năng, cho là anh ta ngu xuẩn. Bạn trong lòng cũng khinh thường những việc nhỏ hàng ngày xung quanh mình, không thèm làm nó nữa.
- Cái đó là nguyên nhân căn bản hình thành bi kịch cuộc đời người mơ ước viển vông.
Người mơ ước viển vông trong quan hệ nhân tế cũng là loại người rất không được hoan nghênh. Ðối với người có địa vị cao hơn bạn, hoặc là nịnh hót, khúm núm; hoặc là không thèm đi lại quan hệ, cho rằng anh ta cũng chẳng có gì đáng ghê gớm. Còn đối với người có địa vị thấp hơn bạn thì một mực khinh bỉ xem thường. Nếu bạn là công nhân thì xem thường nông dân, mở miệng nói đều là người ở nông thôn bẩn thế này, xấu thế kia. Nếu bạn là cán bộ, thì xem thường công nhân, mở miệng nói ?cái anh lái thợ? này không có tu dưỡng thế này, không có đức hạnh thế kia. Kết quả là người địa vị cao hơn bạn coi thường bạn, người địa vị thấp cũng khinh thường bạn như thế, bạn ở cả hai phía đều bị khinh rẻ, bạn đã trở thành người bị bỏ đi.
- Ðó lại là một nhân tố quan trọng hình thành bi kịch cuộc đời của người mơ ước viển vông.
Kết cục đương nhiên là bi đát. Việc nhỏ xem thường không muốn làm, còn việc lớn vốn muốn làm thì lại làm không được hoặc là không đến lượt bạn làm. Thế là mọi việc đều không thành. Thấy người khác đạt thành tích to lớn, còn bạn thì chỉ có trách móc, chỉ có ghen tỵ mà thôi.
Làm thế nào?
Nếu như bạn đã bắt đầu hối hận, nếu như bạn thề bắt đầu lại từ đầu, thì mọi tiền đồ tốt đẹp vẫn đang còn vẫy chào với bạn. Bạn sẽ không phạm quy về bản lĩnh nữa, sẽ không phát sinh sai hỏng về phương diện điều khiển cuộc sống nữa, bạn sẽ vẫn có thể đứng vào hàng những người tài giỏi.
?Mưu đồ làm việc khó, làm việc lớn. Mọi việc khó trên đời cần phải làm từ việc dễ; mọi việc lớn trên đời đều phải làm từ việc nhỏ. Theo các bậc thánh suốt đời không làm việc lớn thì lại có thể thành việc lớn?.
Muốn vượt qua được cửa ải khó của cuộc đời, chiến thắng mọi khó khăn, trắc trở trong cuộc đời, hoàn thành những việc khó trên đời, thì phải bắt đầu ngay khi bạn còn trẻ, thuần nhất, ngay khi bạn cảm thấy việc đối nhân xử thế dễ dàng và thuận lợi. Muốn thành đạt sự nghiệp cao cả to lớn, thực hiện lý tưởng và theo đuổi của bạn cần phải bắt đầu làm từ chỗ cực kỳ nhỏ bé không đáng kể, bắt đầu từ những việc tầm thường nhất.
Bạn biết rằng, gỗ to ôm không xuể, sinh ra từ những tế bào nhỏ li ti; đài cao chín tầng, nổi lên từ đất đắp chồng; cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu đi từ bước dưới bàn chân. Bạn sẽ bắt đầu lớn lên từ những manh nha nhỏ bé đó, sẽ đắp xây lên từ đống đất đó, sẽ bắt đầu từ giờ phút này bước đi trên mảnh đất kiên cố vững chắc, từng bước in vết chân mình lên phía trước.
Bạn chỉ có trước hết đối mặt với xã hội và cuộc đời chân thực, xã hội và cuộc đời cũng mới có thể chân thực đối mặt với bạn, bạn chỉ có lăn lộn trong thực tiễn, leo lên núi cao hiểm trở, mới có thể biết được phong cảnh vô hạn đó.
* Cái hại của việc dùng binh, do dự là lớn nhất; tai họa của ba quân, không có gì bằng hồ nghi.
* Ðiều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai hỏng mà do dự lưỡng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lần bạn, thành công cũng không đến lần bạn.
Con người khi dấn thân vào hoạt động của xã hội, khi tiến hành một sự nghiệp nào đó, tính cách tồi tệ nhất là tính do dự không dám quyết định, hồ nghi không quyết.
Trong thời đại nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, thế giới đổi mới theo ngày tháng, mọi sự vật mới mẻ nẩy sinh không ngừng, càng cần bạn phải phản ứng nhanh nhạy, làm việc quyết đoán. Không cho phép bạn chần chừ trước ngã ba đường, không cho phép bạn do dự không quyết.
Lục thao của Thái công Vọng có câu: "Cái hại của việc dùng binh, do dự là lớn nhất; tai họa của ba quân không có gì bằng hoài nghi".
Ðây là nói trong quân sự, trên chiến trường người chỉ huy chỉ hơi chút do dự hồ nghi thì có thể làm lỡ thời cơ chiến đấu, gặp phải thất bại thảm hại. Ðem cái lý này dẫn vào mọi mặt của đời người (đời người chưa hẳn không phải là một trận chiến đấu) cũng tương tự có thể dùng được.
Cho dù bạn có chí hướng hùng vĩ, bản lĩnh xuất sắc, đức hạnh tốt, nhưng do bạn luôn luôn gặp cơ hội không dám xông lên, lưỡng lự, do dự, thì bạn sẽ phí công có hoài bão đầy ngực, phí công có bản lĩnh đầy người, thậm chí đến đức hạnh tốt đẹp của bạn cũng sẽ biến thành số không.
- Người đứng không nhúc nhích ở bờ bên này sông, mãi mãi không thể đến được bờ bên kia.
Bạn biết rằng thời cơ đối với một đời của con người vô cùng quan trọng, một đời người khó gặp được mấy lần thời cơ lớn tốt. Người ta đều nói: cơ (dịp) không thể mất, thời không đến nữa. Phàm là người do dự không quyết đoán chính luôn luôn là người để mất không cơ hội.
Phàm là khi cơ hội bắt đầu luôn luôn xuất hiện dưới trạng thái tiềm ẩn, trong đó thậm chí còn chứa đựng một ít nguy hiểm. Bạn nếu như có tính cách do dự không cả quyết lại thường thường phán đoán không ra tốt xấu của kết cục, không phát hiện ra trước mắt là một cơ hội khó gặp, mà không có ý thức mạo hiểm, không dám quả quyết xông vào. Ðợi khi bạn còn do dự chần chừ, người ta đã thành công rồi, cơ hội đối với bạn đã tiêu tan. Bạn chỉ có thể trố mắt để nhìn người điều kiện giống với bạn, chỉ vì không do dự không quyết đoán bạn mà đã giành được thành công. Bạn chỉ còn hối hận mà thôi.
Nếu không thể rút ra bài học, không thể khắc phục tính cách do dự không cả quyết, bạn sẽ lần lượt mất hết cơ hội, lần lượt tạo cho mình nỗi luyến tiếc, uổng phí tự hối hận.
Rất nhiều, rất nhiều cái gọi là suốt đời luyến tiếc đều do vậy.
Bi kịch của Hamlet chính là vì anh ta lần lữa lưỡng lự và sầu muộn, mãi không đưa ra được chủ ý, lần lượt vứt bỏ cơ hội báo thù cực tốt tạo thành.
Tính cách hồ nghi cũng tất nhiên dẫn đến sự phá hoại đối với lòng tự tin, sự phá hoại đối với năng lực phê phán. Như vậy, cũng theo đó phá hoại lòng tín nhiệm của người khác đối với bạn. Nếu như bạn có tính cách không tốt này, khi xử lý vấn đề nhân sinh quan trọng bạn có thể thiếu lòng tự tin, không dám tin tưởng mình có thể độc lập xử lý tốt những sự việc trọng đại của mình. Bạn thậm chí đối với những việc nhỏ vặt vãnh trong đời sống hàng ngày cũng không dám tin tưởng vào năng lực phê phán hàng ngày của mình.
Có một bà do hồ nghi sự phát triển tính cách, biến thành hoàn toàn không phải là mình nữa. Bà ta không thể xác định được kiểu tóc của mình. Một chốc nhìn thấy kiểu tóc của người khác như thế này là đẹp, bà ta liền làm kiểu tóc của mình trở thành như thế, chốc nữa nhìn thấy kiểu tóc như thế kia đẹp, bà lại đem làm kiểu tóc của mình trở thành như thế kia. Rốt cuộc lại cảm thấy như thế này cũng không đẹp, như thế kia cũng không đẹp, không biết như thế nào mới đẹp nữa, vì thế thường xuyên tự phiền não và sầu muộn. Bà ta mua sắm quần áo cũng như vậy, một lát nhìn thấy kiểu này đẹp, lát nữa lại thấy kiểu kia còn đẹp hơn, nhưng sau khi mặc vào, một chốc lát lại cảm thấy kiểu này không hợp với mình, màu sắc này không khéo, chất liệu này hơi kém, giá tiền hơi cao, thử đi thử lại, bà ta không biết nên mua chiếc nào. Kết quả đã chọn mất quá nửa ngày, phố lớn ngõ nhỏ, thương trường quốc doanh, quầy sạp cá thể, đã xem không biết bao nhiêu là kiểu mốt, không biết bao nhiêu màu sắc, không biết bao nhiêu kiểu hoa không biết bao nhiêu loại vải, đã hỏi không biết bao nhiêu giá cả, cuối cùng không mua nổi một chiếc, tay không về nhà.
Do gặp cơ hội thiếu quả đoán, lừng chừng do dự không quyết tất nhiên cũng thiếu nghị lực và ý chí kiên nhẫn, thường xuyên lay động cách chọn lựa của mình, làm việc thường thường giữa chừng bỏ dở, đầu voi đuôi chuột, cuối cùng đổ vỡ sự nghiệp, rơi vào dung tục, không có việc gì làm nên. Ðây là một cuộc đời rất đáng buồn.
Việc đáng buồn đó thật ra không phải do bạn không có năng lực, thật ra không phải vì bạn nhân cách không cao thượng, mà chỉ là do bạn không cứng rắn quyết đoán, do dự lưỡng lự.
Chúng ta soi chiếu đặc trưng tính cách của người lưỡng lự giữa ngã ba đường không biết đi theo hướng nào, sẽ phát hiện cơ sở tâm lý chủ yếu của nó là một loại tâm lý hùa theo của thói quen, tâm lý hùa theo mọi người.
Tưởng là mốt đều là tốt, thế là hùa theo mốt; tưởng là kinh qua thời gian và kinh nghiệm kiểm nghiệm đều là tốt; thế là hùa theo kinh nghiệm; tưởng là lời nói của người có thế đều là đúng, thế là hùa theo người có thế; tưởng là mọi người đều nói như thế này làm như thế này luôn luôn là đúng, thế là hùa theo mọi người. Khi mọi tình hình đều tồn tại, mọi quan hệ lợi hại tồn tại song song, cục diện phức tạp của mâu thuẫn lộn xộn xuất hiện, bà ta sẽ không biết theo cái nào, không biết nên làm như thế nào. Do dự và khổ não sẽ sản sinh ra như thế. Bi kịch cuộc đời của người do dự không cả quyết mở màn đầu tiên từ đây.
Ðể chiến thắng khổ não, để hái lượm được cuộc đời thành công, khắc phục khiếm khuyết của tính cách này, hãy rèn luyện đức tính nhanh nhạy quả cảm!
Gặp cơ hội hãy đặt bộ óc lên chính đầu mình, bình tĩnh phân tích, điều tra và tìm hiểu tình hình chu đáo cặn kẽ, tin tưởng có thể đưa ra được phán đoán chuẩn xác, sau đó trịnh trọng nêu lên những mưu lược và kế sách của mình. Quyết định đòi hỏi bạn phải đưa ra vào buổi sáng thì không nên kéo sang buổi chiều, quyết định đòi hỏi bạn hôm nay phải đưa ra, bạn không nên kéo dài sang ngày mai
Ðừng nên hùa theo, đừng nên theo đòi kiểu cách của mốt, nếu như bạn đã quen với việc hùa theo, thì ngược lại có thể tự giác bồi dưỡng một chút tâm lý nghịch phản. Bạn thường xuyên đem sự việc tách thành nhiều mặt, nhiều bên, từ đó đứng về một phía khác với nhiều người, khác với mốt để xem xét nó, để quyết định nó, có thể đẹp không sao kể hết.
Quyết định một khi đã đưa ra, quyết không nên thu lại một cách nhẹ nhàng, càng không nên hối lại. Nếu như có nguy hiểm thì phải nên dũng cảm đảm nhận không nên sợ nguy hiểm. Không nên sợ sai hỏng.
Sai hỏng thật ra không đáng sợ, sai hỏng có thể làm cho bạn ít sai hỏng hơn, sai hỏng có thể làm cho bạn tích lũy được kinh nghiệm, trở nên phong phú hơn. Thành công đều xuất phát từ trong sai hỏng, không có sai hỏng sẽ không có thành công. Chỉ cần bạn quyết định quả quyết, sai hỏng là do bạn, từ sai hỏng tổng kết ra bài học, nhận được kinh nghiệm, thành công của tương lai cũng tất nhiên thuộc về bạn.
Ðiều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai hỏng mà do dự lưỡng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lần bạn mà thành công cũng không đến lần bạn. Bạn luôn không tin tưởng mình luôn sợ sai hỏng, luôn do dự lưỡng lự, như thế thì bạn cũng sẽ vĩnh viễn đều không thể thành công, vĩnh viễn chỉ có thể nằm ở một vị trí bình thường.
Thà lăn đổ anh ta lộn nhào vài vòng, thử xem mình rút cục có được bao nhiêu tài năng, còn hơn sống một cách phẳng lặng. Nếu như vận mệnh không cứu giúp cuối cùng thất bại, thì cũng coi như không có gì ghê gớm; nếu như bạn là một người tài giỏi, dựa vào quyết sách quả đoán của mình giành được thành công, thì sẽ không có thiệt thòi nào đợi chờ bạn cả.